
Tuyệt chiêu ứng phó với tật “mít ướt” của con
Mô tả tài liệu
Dạo này chị Minh Anh phát chán ngấy và sinh bực mình vì hở một chút là cô con gái diệu lại dở trò ăn vạ, khóc quấy.
Tóm tắt nội dung
Tuyệt chiêu ứng phó với tật “mít ướt” của con
Dạo này chị Minh Anh phát chán ngấy và sinh bực
mình vì hở một chút là cô con gái diệu lại dở trò ăn
vạ, khóc quấy.
Mỗi buổi sáng, chị Minh Anh lại mất khoảng ba
mươi phút đến một tiếng trước khi đưa con tới trường
để "dàn hòa" với tật mít ướt của con. Ngay cả những
ngày cuối tuần nghỉ ngơi, mỗi lần có ai làm bé không
hài lòng là bé cũng lăn kềnh ra ăn vạ khiến không khí
gia đình lúc nào cũng như có "chiến tranh". Dỗ dành,
dọa dẫm, rồi thậm chí phạt cho dăm ba roi.. bé vẫn
khóc. "Mình không biết phải cư xử cơn khóc của con
thế nào, mình thử để đó khóc một mình, thì khóc
suốt, chỉ khi nào dỗ dành mới nín. Chán ơi là chán!"
chị Minh Anh tâm sự.
Các mẹ đã quá khổ sở vì tật "mít ướt" của con mỗi
ngày và không muốn tiếng khóc của con làm các mẹ
căng thẳng thêm một phút giây nào nữa? Vậy hãy
dừng lại, hít thở thật sâu và cùng tìm hiểu một vài
tuyệt chiêu giúp con nín bặt ngay tức khắc nhé.
Với bé mẫu giáo, những nguyên nhân phổ biến khiến
bé khóc nhè có thể là do bé bị đói, bé buồn ngủ hoặc
bị cắt ngang giấc ngủ ngon, bé đòi hỏi sự quan tâm
của người lớn hoặc không được đáp ứng các "đòi
hỏi" của bé... Nhưng nếu con đột nhiên "đổi tính đổi
nết" thì cũng có thể do tác động của việc thay đổi môi
trường sống như con vừa đi học mẫu giáo, con vừa
thay đổi chỗ ngủ.
Cần nghiêm khắc với thói khóc khi đòi hỏi không
được đáp ứng của trẻ
Nếu bố mẹ " lờ đi "vài lần những yêu cầu vô lý đó
của con thì chúng sẽ thôi ngay. Để làm trẻ bình tĩnh
lại( thậm chí là phụ huynh cũng bình tĩnh hơn) thực
hiện một cách kiên quyết một số "hình phạt" nhẹ như
là ngồi một chỗ hoặc úp mặt vào tường. Chắc chắn
những lần đầu bé sẽ lăn ra, khóc lóc dữ dội (mà bố
mẹ nào cũng sẽ rất sốt ruột khi chứng kiến cảnh này
đấy), tuy nhiên, bạn cần có sự kiên nhẫn và bỏ qua đi,
thậm chí bỏ đi làm việc khác, tuy nhiên vẫn "bí mật"
theo dõi con trong tầm mắt để đảm bảo bé được an
toàn nhưng... đã cắt cơn khóc nhè. Khi trẻ bình tĩnh
lại, ko còn kêu gào khóc lóc nữa thì mới quay lại với
trẻ, hướng trẻ vào 1 hoạt động khác, giải thích ngắn
gọn cho trẻ thấy làm như thế là ko tốt, bố mẹ sẽ yêu
con nếu con ngoan ngoãn và bớt khóc nhè hơn.
Dạy con theo tuyệt chiêu "đồng hành" đầy hài
hước
Mỗi lần con nhăn mặt hoặc bắt đầu khóc bố mẹ bảo
với con để bố mẹ vỗ tay hoan hô cổ vũ con khóc nhé.
Như vậy con của bạn sẽ mất tập trung vào lý do làm
bé khóc và thậm chí bé sẽ bật cười và vâng theo yêu
cầu bố mẹ. Còn một tình huống khác là bạn bảo với
con là nhà mình khóc thi xem ai khóc to hơn. Bạn có
thể giả vờ khóc, bé nhìn vào khuôn mặt nhăn nhúm
đầy hài hước của bố mẹ và sẽ... nín ngay.
Giúp con bỏ tập "mít ướt" bằng việc... đánh lạc
hướng
Buổi sáng đánh thức con dậy đi học bé còn ngái ngủ
sẽ rất dễ khóc nhè, thay vì cố gắng dỗ dành con khiến
trẻ thêm mè nheo thì bố mẹ hãy ngồi cạnh kể một câu
chuyện mà bé yêu thích hoặc hát một bài hát mà bé
vẫn thích trình diễn trước cả nhà, bạn hát hoặc rất to,
rất diễn cảm nhưng thỉnh thoảng thay đổi nội dung
bài hát hoặc câu chuyện. Con bạn lúc đó sẽ bị thu
hút, và sẽ "cãi" ngay là bố mẹ sai rồi. chỉ Một lúc sau,
bé sẽ tỉnh ngủ, và sẽ sẵn sàng bắt đầu một ngày mới
và vâng lời ông bà bố mẹ.
Theo afamily