
Mỹ lệ Tô Châu
Mô tả tài liệu
Năm 2003, tôi đã ghé qua Tô Châu một lần, nhưng hoàn toàn không có ấn tượng nào. Tôi đi theo đoàn, hướng dẫn dắt đâu thì theo đó, những người cùng đoàn cũng không “hợp jeu” lắm. Nhiều bất lợi cộng dồn nên Tô Châu oan uổng bị loại khỏi đầu tôi như thể tôi chưa từng đặt chân đến. Hãy cảm nhận bằng trái tim Phố cổ Hai năm sau, khi đi dự một hội nghị về truyền thông - đối ngoại tại Thượng Hải, tôi tình cờ hỏi chị bạn đồng nghiệp Trung Quốc là người vùng nào,...
Tóm tắt nội dung
Mỹ lệ Tô Châu
Năm 2003, tôi đã ghé qua Tô Châu một lần, nhưng hoàn toàn không có ấn tượng nào. Tôi
đi theo đoàn, hướng dẫn dắt đâu thì theo đó, những người cùng đoàn cũng không “hợp
jeu” lắm. Nhiều bất lợi cộng dồn nên Tô Châu oan uổng bị loại khỏi đầu tôi như thể tôi
chưa từng đặt chân đến.
Hãy cảm nhận bằng trái tim
Phố cổ
Hai năm sau, khi đi dự một hội nghị về truyền thông - đối ngoại tại Thượng Hải, tôi tình
cờ hỏi chị bạn đồng nghiệp Trung Quốc là người vùng nào, chị tự hào trả lời “Tô Châu!”.
Mỹ Lệ không phải mỹ nhân sắc nước hương trời, cũng không còn trẻ trung mơn mởn,
nhưng là một phụ nữ khiến người khác phải ngoái nhìn.
Tôi chợt nhớ hồi nhỏ đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung, thấy khen con gái Tô Châu
nổi tiếng xinh đẹp, nên tôi “à” lên ra vẻ hiểu biết: “Hèn chi! Người Tô Châu có khác! Chị
đẹp quá!”. Hẳn tôi không phải là người duy nhất khen như vậy và chị đã quá quen thuộc
với những lời ngợi ca nhan sắc, nên chị chỉ cười nhẹ. Nhưng khi tôi nổi hứng đề nghị chị
dắt tôi về thăm quê, vì Tô Châu cách Thượng Hải chỉ 80km, mặt chị vụt bừng sáng:
“Đồng ý! Kết thúc hội nghị này chị sẽ dắt em về Tô Châu chơi!”.
Phố cổ sáng sớm
Thế là tôi trở lại Tô Châu mà như mới lần đầu chạm mặt. Ngồi trên chiếc xe hơi do người
phụ nữ xinh đẹp chở về, tôi xúc động nhìn chị bồi hồi, hẳn rất lâu rồi chị mới có dịp về
quê. Chị bảo dù Thượng Hải rất gần Tô Châu nhưng do phải thường xuyên đi công tác
lên Bắc Kinh nên rất mệt mỏi và không còn muốn di chuyển nữa. Ngoài ra, gia đình cũng
đã định cư ở Thượng Hải nên chị không có nhiều động lực lắm để lái xe 80km về Tô
Châu.
“Nhưng em biết không, chị thích Tô Châu lắm. Cuộc sống ở đấy giờ hiện đại rồi, cũng
kẹt xe, cũng ô nhiễm. Nhưng dù sao Tô Châu vẫn là vùng đất đẹp, thức ăn ngon, con
người hiền hậu”.
Tôi kể với chị lần trước ghé qua Tô Châu, tôi nghe anh hướng dẫn du lịch đọc một lô các
câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của thành phố này. Nào là “Trên trời có thiên đàng, dưới đất có
Tô - Hàng nhị châu”, nào là “Đông phương thủy thành”, nào là “nơi phú quý phong lưu
nhị đẳng trong chốn hồng trần”. Nhưng thật tình, tôi không nhớ tí gì về Tô Châu, hình
như có đi thăm một ngôi chùa, hình như có vào một vườn hoa. Thế thôi.
Chị cười ngất, hứa hẹn: “Rồi em sẽ thấy, Tô Châu của chị dễ thương thế nào!”. Chị dùng
từ “nice” trong tiếng Anh. Tôi hình dung mình sẽ cảm nhận Tô Châu bằng trái tim để
hiểu rõ sự “dễ thương” này.
Quả thật, hàng cây ngô đồng trồng thẳng hàng dọc theo những con phố bắt đầu thu hút
tôi. Loại cây này tôi đã thấy rất nhiều ở châu âu, cây mọc vững chãi, tán xòe rộng, cành
uống cong rất “art”.
Người bạn đồng hành của tôi “thuyết minh” say sưa rằng ngô đồng từng là đặc sản của
Tô Châu. Những năm sau này, các tỉnh thành khắp Trung Hoa đại lục bắt chước, cũng
đem ngô đồng về trồng khắp nơi nhưng thật sự chỉ tại Tô Châu những hàng cây ngô đồng
mới được đánh giá là duyên dáng nhất.
Hàng cây ngô đồng
Tôi bật cười, gật đầu đồng ý luôn. Tôi còn thêm vào mình từng thấy ngô đồng mọc ở
nhiều thành phố châu âu, nhưng chỉ ở tại Tô Châu loại cây này mới độc đáo như vậy. Ở
những vùng khác, nào có ai mắt sáng rực như sao, miệng chúm chím xinh xắn, tay giơ
cao nhiệt tình như người phụ nữ đang ngồi sát bên tôi mà ca ngợi ngô đồng?
Bà dì “Lưu Hiểu Khánh”
Những mái nhà ngói đen
Chúng tôi chạy ngang trung tâm thành phố đang bị làn sóng hiện đại nhấn chìm những
nét cổ kính, những căn nhà chọc trời mọc lung tung, những công trình kiến trúc trông bát
nháo, giao thông đan xen rối bời. Thế rồi chúng tôi rơi vào một khu phố sang trọng, yên
tĩnh và màn đêm chợt buông nhanh. Nhà dì của chị nằm trong khu biệt thự này.
Tôi choáng váng thấy xe chạy vào một hoa viên rộng lớn, đèn đuốc được cài đặt rất
chuyên nghiệp, chiếu sáng những góc sân, những chiếc cầu gỗ, những cánh cổng tròn.
Chắc chắn gia đình này thuộc loại “có máu mặt”. Chị tự hào giới thiệu tôi với dì của
mình, một phụ nữ ngoại ngũ tuần, sắc sảo, thanh lịch và đẹp không thua gì diễn viên Lưu
Hiểu Khánh (giờ quả thực tôi không nhớ dì tên gì, cứ đặt biệt danh thế cho xong).
Dì ra lệnh cho gia nhân đem hành lý chúng tôi lên phòng. Đó là những căn phòng tinh
tươm và bài trí trang nhã. Tôi hơi ngại ngần, tự hỏi sao phòng ốc có vẻ gì đó quá “pro”,
như thể đang trong khách sạn. Khi anh chàng gia nhân nói gì đó và chị dịch lại “Đưa đây!” thì tôi ngơ ngác. “Chi vậy? Chẳng lẽ phải khai báo với công an khu có khách đến muốn ngủ qua đêm?”. Và rồi tôi bật ngửa, thì ra căn biệt thự hoành
tráng này chính là khách sạn, không sai. Và dì của chị “đóng vai” bà quản lý.
Đèn lồng đỏ
Mỹ Lệ dắt tôi đi ăn tối, chúng tôi bách bộ đến một nhà hàng nhỏ xinh trong khu phố này.
Chị tâm sự quả thực mình xuất thân trong một gia đình rất danh giá, ba chị từng du học ở
Anh, mẹ chị từng làm việc trong công ty nước ngoài. Sau Cách mạng văn hóa, gia đình
chị cũng bị “đánh tơi bời”.
Hiện tại ba mẹ chị đã nghỉ hưu từ lâu, các anh chị của chị đều ăn học thành tài, tiến sĩ, kỹ
sư, bác sĩ, giáo viên… đủ cả. Chị là con áp út. Gia đình từng sở hữu một hoa viên rất xinh
đẹp ở Tô Châu nhưng nay đã bán rồi. Mỗi lần về quê chị đều đến ở trong khách sạn do dì
mình quản lý. Khách sạn này không treo bảng, không làm chỉ đón khách quen
với giá rất “xứng đáng”.
Tôi chột dạ nhưng chị cười nháy mắt: “Chồng của dì chị là ông chủ. Dượng người Hong
Kong. Người nhà mà, không phải lo tiền bạc. Dì chị kinh doanh khách sạn vui là chính,
vì đây là nhà của dì mà!”. Trời ơi, chị đã dẫn dắt tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên
khác. Từ chỗ tưởng căn biệt thự là nhà riêng của dì, thế rồi lại tưởng bà dì “Lưu Hiểu
Khánh” xinh đẹp làm thuê cho một khách sạn tư nhân. Và giờ thì vỡ lẽ đích thị căn biệt
thự là của “Võ hậu”.
Cứ thế, chị đùa cợt tôi cho tới ngày cuối chúng tôi chia tay. Chị quả xứng đáng là giám
đốc truyền thông - đối ngoại của công ty chúng tôi tại Trung Quốc. Chị quá khéo léo, giỏi
kể chuyện và có tài dẫn dắt người ta phải luôn luôn tò mò.
Hoa viên trong thành cổ
Kênh xanh xanh
Sáng hôm sau, chị dẫn tôi đến thành cổ Bình Giang. Đây xứng đáng với tên gọi “Venice
phương Đông”. Mọi thứ hiện ra không khác gì tôi đang đóng một bộ phim cổ trang của
Trung Quốc. Chúng tôi ngồi thuyền, dạo khắp các con kênh nhỏ xinh, ngắm nhìn những
chiếc cầu vút cong trữ tình, mờ mắt thán phục những căn nhà lãng mạn nằm dọc hai bên
bờ.
Chị tiếp tục dắt tôi dạo chơi ở những thôn cổ khác gần đấy mà tôi không thể nhớ hết tên.
Nơi nào cũng rất cổ kính, nhà cửa lấp loáng nước, mái ngói đen sẫm, vườn cây cảnh xanh
rì, hoa mọc từng khóm hàm tiếu. Tôi nhớ chị dẫn đến một hoa viên ở Thái Hồ. Từng mê
tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, địa danh “Thái Hồ” làm tôi như được trở về nước Trung
Hoa của thời Quách Tỉnh - Hoàng Dung.
Chị cho biết Tô Châu đặc biệt nổi tiếng có những vườn hoa xinh đẹp, được trồng tỉa công
phu, đạt đến trình độ nghệ thuật cao nhất trên thế giới. Từng đến nhiều công viên xinh
đẹp ở châu âu, tôi công nhận với chị điều này. Hoa ở Tô Châu được trồng rất chủ ý,
không hề trồng theo kiểu “hoành tráng” và “choáng ngợp” như ở châu âu. Cây cảnh cũng
được trân trọng và quý báu không kém gì các loại hoa. Những chiếc hồ be bé và những
chiếc cổng tròn đặc trưng Trung Hoa càng làm các hoa viên thêm lãng mạn.
Tôi biết mình may mắn được cảm nhận Tô Châu cùng một mỹ nhân xứ này. Nếu không
có chị, Tô Châu trong tôi sẽ nhạt nhòa như lần đầu tôi ghé qua.
Đường phố xanh
Một góc hoa viên
Vườn bon-sai