
Nghị quyết liên tịch số 03/2008/NQLT-TƯĐTN-BTNMT
Mô tả tài liệu
Nghị quyết liên tịch số 03/2008/NQLT-TƯĐTN-BTNMT về việc phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2008 - 2012 do Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Tóm tắt nội dung
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH-BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2008
NGHN QUYẾT LIÊN TNCH
VỀ VIỆC PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI
ĐOẠN 2008 - 2012
Căn cứ Nghị định số ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất ban
hành Nghị quyết liên tịch về việc phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, giai
đoạn 2008 – 2012 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh thiếu nhi trong các hoạt động bảo
vệ, khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu và phát triển bền vững; phấn đấu từ nay đến năm 2012, đưa nội dung giáo dục về bảo vệ, khai
thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và
phát triển bền vững vào chương trình hoạt động hàng năm của các cấp Đoàn, Hội, Đội trên toàn quốc;
xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh thiếu nhi nòng cốt tham gia bảo vệ tài nguyên, bảo
vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; gắn tiêu chí hoạt động bảo vệ, khai
thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu và phát triển bền vững để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
2. ĐNy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và các thông tin
về tài nguyên và môi trường cho cán bộ đoàn viên, thanh thiếu nhi; xây dựng và nhân rộng các mô hình
hoạt động Đoàn, Hội, Đội gắn với hoạt động khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên
và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện nếp sống văn minh, thân thiện với môi
trường.
3. Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh thiếu nhi sẵn sàng tham gia các hoạt
động bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu. Phấn đấu mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi có những việc làm thiết thực bảo vệ tài nguyên, môi
trường.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong các hoạt động để thực hiện mục tiêu khai thác
hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực
hiện nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường.
II. NỘI DUNG PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG
1. Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, các ấn phNm liên quan đến chính sách, pháp
luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để đưa vào nội dung tuyên
truyền, tập huấn, giáo dục và sinh hoạt của các cấp Đoàn, Hội, Đội trên toàn quốc; đưa các nội dung về
bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của các cấp Đoàn, Hội, Đội;
nâng cao hiểu biết, xây dựng ý thức, trách nhiệm trong việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm tài nguyên, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu trong mỗi đoàn viên,
thanh thiếu nhi.
2. Nghiên cứu, xây dựng các hình thức, mô hình và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với từng đối tượng
trong đoàn viên, thanh thiếu nhi; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ Đoàn có
đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài
nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong các trường học, trên địa bàn sinh
sống, ở từng cụm dân cư, thôn, xóm, làng, bản.
3. Thành lập các đội “thanh niên xung kích”, đội “tình nguyện xanh”, đội “tuyên truyền măng non” làm
nòng cốt trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, hành động bảo vệ và cải thiện môi trường,
bảo vệ môi trường các lưu vực sông, các dòng sông ở các xã, phường, thôn, bản, bảo tồn đa dạng sinh
học, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động tham gia tích cực trong việc ngăn chặn, phát
hiện và kịp thời tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tổ chức
các đợt hoạt động cao điểm, cùng với thường xuyên triển khai các hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm
huy động đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân tham gia.
4. Khuyến khích, phát huy sự sáng tạo, sáng kiến trong việc khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết
kiệm tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, xử lý, tái sử dụng, tái chế chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tạo và sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường cho đoàn viên, thanh thiếu nhi cả
nước.
5. Xây dựng các cơ chế, chính sách và phát triển nguồn lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp
Đoàn, Hội, Đội tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu; động viên, khen thưởng kịp thời các gương tốt, việc tốt, các sáng kiến khai thác hợp lý, sử dụng
hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu để tạo bước chuyển
biến sâu rộng từ nhận thức đến hành động, ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp
luật về tài nguyên và môi trường; biểu dương và nhân rộng các mô hình, điển hình của các cấp Đoàn,
Hội, Đội và các đoàn viên, thanh thiếu nhi.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức cơ sở Đoàn, Hội, Đội và đoàn viên, thanh thiếu nhi
góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động trong triển khai thực hiện.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
A. TRÁCH NHIỆM CỦA TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình,
tài liệu, các ấn phNm liên quan đến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu; đưa các nội dung này thành các trọng tâm trong chương trình, kế hoạch hoạt động
hàng năm của các cấp Đoàn, Hội, Đội; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ Đoàn,
Hội, Đội các cấp về các nội dung liên quan đến khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên, gìn giữ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Xây dựng đội ngũ “tuyên truyền viên” để thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và
thông tin về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp với Bộ Tài
nguyên và Môi trường nghiên cứu, xây dựng các hình thức, mô hình và tổ chức các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu.
3. Thành lập và tổ chức hiệu quả hoạt động của các đội “tình nguyện xanh”, đội “thanh niên xung
kích”, đội “tuyên truyền măng non”. Tăng cường quản lý, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy của Đoàn
các cấp nhằm thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường và các quy định
của pháp luật có liên quan; xây dựng và đưa tiêu chí bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ môi trường, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững để đánh giá chất
lượng hoạt động hàng năm của tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
4. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài nguyên và
bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các cuộc thi sáng tạo về các mô hình khai
thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, xử lý, giảm thiểu và tái sử
dụng, tái chế chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát minh và sử dụng nguồn năng lượng sạch,
thân thiện với môi trường; tổ chức thường xuyên các hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ và giữ gìn
nguồn nước sạch, hành động thiết thực ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức
cơ sở Đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động của chương trình “Thanh niên tham gia bảo vệ dòng
sông quê hương”, coi đây là trọng tâm trong hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
Tổ chức các hoạt động cao điểm với các hình thức phù hợp vào các dịp:
- Tổ chức Tết trồng cây vào dịp Tết Âm lịch hàng năm;
- Ngày Đất ngập nước thế giới (ngày 02 tháng 02 hàng năm);
- Ngày Nước thế giới (ngày 22 tháng 3 hàng năm);
- Ngày Khí tượng thế giới (ngày 23 tháng 3 hàng năm);
- Ngày Trái đất (ngày 22 tháng 4 hàng năm);
- Hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường: từ ngày 29/4 đến ngày
06/5 hàng năm;
- Hưởng ứng ngày đa dạng sinh học và ngày môi trường thế giới: từ ngày 25/5 đến ngày 05/6 hàng
năm.
- Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn: từ ngày 01/9 đến ngày 30/9 hàng năm.
5. Tăng cường quản lý, chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy của Đoàn các cấp nhằm thực hiện chủ trương,
chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường.
B. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÓ TRÁCH NHIỆM
1. Phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, các ấn phNm liên quan đến chính sách, pháp
luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp về các nội dung liên quan đến khai thác
hợp lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, gìn giữ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu;
b) Nghiên cứu, xây dựng các hình thức, mô hình và bồi dưỡng cho đội ngũ “tuyên truyền viên” về
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu;
c) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và thông tin về tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các cuộc thi sáng tạo về các mô hình khai thác hợp lý, sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ nguồn nước, xử lý, giảm thiểu và tái sử dụng, tái chế chất thải, sử
dụng tiết kiệm năng lượng, phát minh và sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường;
d) Hướng dẫn thực hiện chương trình “Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương”.
2. Xây dựng cơ chế, chính sách và kinh phí để phối hợp hỗ trợ các chương trình, kế hoạch hoạt động
của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng,
nhân rộng các gương tốt, việc tốt, các điển hình của các cấp Đoàn, Hội, Đội và đoàn viên, thanh thiếu
nhi.
3. Chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức liên quan trong việc
lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia, góp ý vào các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường.
4. Hướng dẫn, tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia kiểm tra, giám sát,
phát hiện, kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường và tham
gia giải quyết các mâu thuẫn, xung đột lợi ích về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu.
IV. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ
đạo các cấp Đoàn, Hội, Đội và các Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị
quyết liên tịch này; định kỳ 6 tháng, một năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm
Trưởng Ban, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm Phó trưởng Ban, thành
viên Ban chỉ đạo là đại diện Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc có liên quan của Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
thường xuyên phối hợp trao đổi thông tin, định kỳ 6 tháng làm việc liên tịch để giải quyết các vướng
mắc, tồn tại và phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết liên tịch; hàng năm tổ chức họp sơ kết,
đánh giá quá trình thực hiện và xây dựng kế hoạch thực hiện cho những năm tiếp theo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Vụ Kế hoạch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh giao cho Ban Thanh niên Nông thôn là cơ quan đầu mối tổ chức, hướng dẫn triển khai thực
hiện Nghị quyết liên tịch; hàng năm dựa vào các mục tiêu và hoạt động cụ thể để phối hợp xây dựng
Kế hoạch hoạt động chi tiết về các nội dung, chương trình và kinh phí thực hiện các mục tiêu của Nghị
quyết liên tịch, thống nhất vào tháng 10 của năm.
4. Căn cứ vào Nghị quyết liên tịch, các cấp bộ Đoàn và các cơ quan chức năng về tài nguyên và môi
trường nghiên cứu cụ thể hóa việc thực hiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhiệm vụ trọng
tâm của địa phương, đơn vị, cơ sở Đoàn.
5. Nghị quyết liên tịch có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị
quyết liên tịch số ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phối hợp hành động bảo vệ
môi trường phục vụ phát triển bền vững.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành Đoàn, các Sở Tài nguyên và
Môi trường kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh để kịp thời giải quyết.
BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Phạm Khôi Nguyên
BÍ THƯ THỨ NHẤT BCH
TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
Võ Văn Thưởng