
Báo cáo " Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự "
Mô tả tài liệu
Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Tóm tắt nội dung
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007 43
ThS. TrÇn ph−¬ng th¶o *
heo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh thi
hành án dân sự (PLTHADS) năm
2004, sau khi hết thời hạn tự nguyện thi
hành án do chấp hành viên ấn định, người
phải thi hành án mặc dù có điều kiện thi
hành án mà vẫn không tự nguyện thi hành
thì chấp hành viên có quyền cưỡng chế, bắt
buộc người đó phải thi hành bản án, quyết
định do toà án tuyên. Ngoài ra, trong trường
hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án
tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh
nghĩa vụ thi hành án, chấp hành viên cũng
có quyền cưỡng chế người phải thi hành án
thi hành nghĩa vụ của mình. Cưỡng chế thi
hành án dân sự là một chế định rất quan
trọng trong pháp luật thi hành án dân sự
Việt Nam nhằm bảo đảm tất cả các bản án,
quyết định đã có hiệu lực của toà án phải
được thực thi chính xác, đầy đủ trong thực
tế. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
xin đề cập một số vấn đề cơ bản của chế
định cưỡng chế thi hành án dân sư, đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa
chế định rất quan trọng này.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự
Sau khi quyết định phải cưỡng chế thi
hành án dân sự đối với người phải thi hành
án, chấp hành viên có thể lựa chọn một
hoặc một số biện pháp cưỡng chế theo luật
định. Theo quy định tại Điều 37 chấp hành viên có quyền sử
dụng một hoặc một số các biện pháp cưỡng
chế sau đây:
- Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, giấy
tờ trị giá của người phải thi hành án;
- Trừ vào thu nhập của người phải thi
hành án (như tiền lương, trợ cấp hưu trí và
các thu nhập hợp pháp khác…);
- Phong toả tài khoản, tài sản của người
phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín
dụng, kho bạc nhà nước;
- Kê biên, xử lí tài sản của người phải
thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi
hành án đang do người thứ ba giữ;
- Buộc người phải thi hành án giao nhà,
chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài
sản khác;
- Cấm hoặc buộc người phải thi hành án
làm hoặc không làm công việc nhất định.
2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự
Xuất phát từ đặc trưng của thi hành án
dân sự là việc tổ chức thi hành phần quyết
định của toà án về tài sản hoặc một công
việc nhất định nên đối tượng của cưỡng chế
thi hàn án dân sự cũng là tài sản hoặc một
T
* Giảng viên Khoa luật dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
44 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007
công việc nhất định. Điều này hoàn toàn
khác biệt với đặc trưng của thi hành án hình
sự là nhằm hạn chế hoặc tước đoạt đi quyền
và lợi ích của người bị kết án. Chính vì vậy
cưỡng chế thi hành án hình sự rất cứng rắn
và mang tính tuyệt đối còn cưỡng chế thi
hành án dân sự thì mang tính mềm dẻo hơn.
Điều này thể hiện ở việc pháp luật thi hành
án quy định các nguyên tắc áp dụng các
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
Theo quy định của Pháp lệnh thi hành
án dân sự năm 2004, sau đó được hướng
dẫn tại Nghị định ngày 30
tháng 9 năm 2004, việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự phải đảm bảo
các nguyên tắc chung sau đây:
- Chỉ chấp hành viên mới có thẩm
quyền lựa chọn và ra quyết định áp dụng
biện pháp cưỡng chế phù hợp;
- Chấp hành viên chỉ được áp dụng các
biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi
hành án khi họ có điều kiện thi hành án, họ
đã được chấp hành viên ấn định một
khoảng thời gian để tự nguyện thi hành án
nhưng đã hết thời hạn tự nguyện họ vẫn
không thi hành án;
- Chấp hành viên có quyền sử dụng một
hoặc một số biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự đã được pháp luật quy định
nhưng phải phù hợp và tương ứng với nghĩa
vụ phải thi hành của người phải thi hành án;
- Chấp hành viên không được phép
cưỡng chế trong khoảng thời gian từ 22 giờ
đến 6 giờ sáng hôm sau, trong các ngày
nghỉ theo quy định của pháp luật lao động,
15 ngày trước và sau tết nguyên đán, trong
các ngày truyền thống đối với các đối tượng
chính sách phải thi hành án hoặc vì lí do
đặc biệt khác theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp;
- Chấp hành viên phải căn cứ vào nội
dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ
của nghĩa vụ phải thi hành, điều kiện của
người phải thi hành án; đề nghị của đương
sự và tình hình thực tế tại địa phương để áp
dụng biện pháp cưỡng chế thích hợp;
- Người bị áp dụng các biện pháp cưỡng
chế phải chịu các chi phí cưỡng thi hành án
dân sự.
3. Thủ tục áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự
a. Đối với biện pháp khấu trừ vào tài
khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá
của người phải thi hành án.
Giấy tờ có giá của người phải thi hành
án có thể là cổ phiếu, trái phiếu, công trái,
thương phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng
nhà nước, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi và
các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc
ngân hàng nhà nước quy định còn giá trị
thanh toán. Theo quy định tại Điều 39 biện pháp này được áp dụng
theo thủ tục sau:
- Đầu tiên chấp hành viên phải tiến hành
xác minh tài sản. Khi tiến hành xác minh,
các cơ quan, đơn vị có liên quan này phải
cung cấp những số liệu cần thiết về tài sản
của người phải thi hành án có trong tài
khoản, kho bạc hoặc tổ chức tín dụng;
- Khi đã xác minh rõ người phải thi
hành án có tài khoản, tiền, giấy tờ trị giá
bằng tiền tại ngân hàng, kho bạc nhà nước
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007 45
hoặc tại tổ chức tín dụng, chấp hành viên
phải ra quyết định khấu trừ. Nếu người phải
thi hành án có hành vi tẩu tán tiền trong tài
khoản thì chấp hành viên có thể ra quyết
định phong tỏa tài khoản, sau đó khấu trừ
để thi hành án;
- Khi nhận được quyết định trên của cơ
quan thi hành án, các cơ quan liên quan
phải thực hiện quyết định phong toả, khấu
trừ, thanh toán tiền từ tài khoản, tiền, giấy
tờ trị giá bằng tiền, để chuyển vào tài khoản
của cơ quan thi hành án, trừ trường hợp cần
chuyển thẳng cho người được thi hành án
theo quyết định của cơ quan thi hành án.
Nếu tài sản của người phải thi hành án
đang do một người khác giữ (không phải
ngân hàng, kho bạc nhà nước hay tổ chức tín
dụng) thì sau khi chấp hành viên xác minh rõ
những khoản tiền, giấy tờ có giá đang do
người thứ ba giữ là của người phải thi hành
án, chấp hành viên sẽ ra quyết định trừ vào
tiền hoặc thu hồi giấy tờ có giá. Quyết định
này phải được chấp hành viên trực tiếp tống
đạt cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang
giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi
hành án và yêu cầu thủ trưởng các cá nhân,
cơ quan, tổ chức thực hiện.
b. Biện pháp trừ vào thu nhập của
người phải thi hành án
Theo quy định tại Điều 40 PLTHADS,
thu nhập của người phải thi hành án được
khấu trừ để thi hành án bao gồm tiền lương,
trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động và
các thu nhập hợp pháp khác. Các khoản thu
nhập này thường không lớn nên chấp hành
viên chỉ áp dụng khi thi hành án cấp dưỡng,
thi hành án theo định kì, khoản tiền thi hành
án không lớn, tài sản của người phải thi
hành án không đủ, do các bên thoả thuận
hoặc bản án, quyết định của toà án ấn định
biện pháp trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án. Mức trừ cao nhất vào lương,
trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động là
30% số tiền nhận hàng tháng. Đối với
những khoản thu nhập khác thì mức trừ căn
cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi
hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện tối
thiểu cho người phải thi hành án và những
người mà người phải thi hành án có nghĩa
vụ nuôi dưỡng. Thủ tục thực hiện quyết
định khấu trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều
40 PLTHADS như sau khi tiến hành xác
minh thu nhập của người phải thi hành án,
chấp hành viên sẽ ra quyết định trừ. Quyết
định này được gửi cho người được thi hành
án, người phải thi hành án, cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang quản lí thu nhập của
người phải thi hành án. Các chủ thể này
phải thực hiện ngay việc khấu trừ, chuyển
tiền đã trừ cho người được thi hành án hoặc
cho cơ quan thi hành án.
c. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
của người phải thi hành án.
Trong thực tiễn áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự thì biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi
hành án là biện pháp được chấp hành viên
sử dụng nhiều nhất. Khi áp dụng biện pháp
cưỡng chế này, chấp hành viên phải chú ý
một số vấn đề cơ bản sau:
- Về đối tượng tài sản bị cưỡng chế kê
nghiªn cøu - trao ®æi
46 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007
biên: Theo Nghị định
ngày 30 tháng 9 năm 2004 quy định về thủ
tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành
chính trong thi hành án dân sự và hướng
dẫn số ngày 24 tháng 2 năm
2005 hướng dẫn một số vấn đề về nghiệp vụ
thi hành án của Bộ tư pháp, mọi tài sản của
người phải thi hành án đều có thể là đối
tượng bị cưỡng chế kê biên, từ tài sản riêng
đến tài sản thuộc sở hữu chung với người
khác, tài sản là động sản hay bất động sản,
tài sản là tiền hay là giấy tờ trị giá được
bằng tiền, doanh thu, chứng khoán, thậm
chí là tài sản đó là giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất hoặc là tài sản đã được cầm cố
thế chấp trước đó (trừ những tài sản không
được kê biên theo quy định tại Điều 42 Trong trường hợp xác định
được tài sản của người phải thi hành án
đang do người thứ ba giữ hoặc đang nợ tiền
của người phải thi hành án (khoản nợ đó đã
được xác định bằng bản án, quyết định đã
có hiệu lực của toà án) thì những tài sản
đang do người thứ ba giữ này cũng có thể bị
kê biên để thi hành án;
- Về thứ tự tài sản của người phải thi
hành án bị cưỡng chế kê biên: Người phải
thi hành án có quyền thỏa thuận với người
được thi hành án về tài sản kê biên để thi
hành án. Nếu không thỏa thuận được, người
phải thi hành án có quyền đề nghị kê biên
tài sản nào trước. Chấp hành viên phải chấp
nhận đề nghị của người phải thi hành án nếu
như đề nghị đó không cản trở cho công tác
thi hành án. Nếu người phải thi hành án
không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì
tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải
thi hành án được kê biên trước. Trong
trường hợp người phải thi hành án không có
tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để
thi hành án thì chấp hành viên mới được kê
biên đến phần tài sản của người phải thi
hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu
chung với người khác. Những tài sản là nhà
ở, quyền sử dụng đất, trụ sở của người phải
thi hành án chỉ được kê biên sau khi đã kê
biên các tài sản khác mà vẫn không đủ để
thi hành án;
- Về mức độ kê biên tài sản của người
phải thi hành án: Chấp hành viên chỉ được
kê biên tài sản của người phải thi hành án
đủ để thanh toán các chi phí thi hành án và
thi hành nghĩa vụ trong bản án, quyết định.
Chấp hành viên cũng có quyền kê biên tài
sản của người phải thi hành án trong trường
hợp người phải thi hành án chỉ có một tài
sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ
phải thi hành mà tài sản đó không phân chia
được hoặc việc phân chia sẽ làm giảm đáng
kể giá trị của tài sản;
- Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp
về tài sản kê biên thì chấp hành viên vẫn kê
biên tài sản đó, sau đó hướng dẫn cho các
bên có tranh chấp khởi kiện theo thủ tục tố
tụng dân sự. Sau 3 tháng kể từ ngày kê biên
mà không có ai khởi kiện ra toà thì tài sản
bị kê biên sẽ được xử lí để thi hành nghĩa
vụ của người phải thi hành án;
- Về thủ tục kê biên tài sản của người
phải thi hành án: Việc kê biên phải đảm bảo
các quy định tại PLTHADS, Nghị định của Chính phủ như khi kê
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007 47
biên tài sản phải có đại diện chính quyền
xã, phường, thị trấn và người làm chứng
khác, các bên liên quan đến kê biên tài sản
phải được thông báo trước về thời gian, địa
điểm kê biên. Ngoài ra, đối với từng loại tài
sản khác nhau như những tài sản phải đăng
kí quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đăng
kí giao dịch bảo đảm, tài sản là nhà ở hoặc
là đồ vật bị khoá, tài sản là bất động sản, tài
sản đang được cầm cố thế chấp, tài sản
đang do người thứ ba giữ... thì khi kê biên
còn phải đảm bảo cả những thủ tục được
quy định riêng cho những tài sản đó;
- Đối với những tài sản không được
phép kê biên được quy định tại Điều 42 chấp hành viên phải xác định
chính xác tài sản không được kê biên của cá
nhân và tài sản không được phép kê biên
của cơ quan, tổ chức đã được hướng dẫn
thực hiện tại Nghị định CP
ngày 30 tháng 9 năm 2004 của chính phủ.
Sau khi kê biên, cơ quan thi hành án
phảI định giá để xác định giá trị của tài sản
kê biên. Việc định giá có thể dựa vào sự
thỏa thuận giữa người được thi hành án và
người phải thi hành án. Trong trường hợp
tài sản kê biên là tài sản sở hữu chung của
người phải thi hành án với người khác thì
chủ sở hữu chung cũng có quyền tham gia
vào việc thỏa thuận định giá. Tuy nhiên
thời hạn cho phép các bên thỏa thuận
không được quá 5 ngày làm việc kể từ
ngày tài sản được kê biên. Nếu không thỏa
thuận được, chấp hành viên phải thành lập
hội đồng định giá sau 15 ngày kể từ ngày
tài sản bị kê biên. Trong thời hạn 7 ngày,
hội đồng định giá phải tiến hành việc định
giá. Người được thi hành án có thể nhận
tài sản đó để trừ vào số tiền phải thi hành
án, nếu không sẽ được bán để trừ vào số
tiền phải thi hành án (Điều 47 PLTHADS).
Trong trường hợp, tài sản kê biên không
bán được thì chấp hành viên sẽ xử lí theo
quy định tại Điều 48 PLTHADS.
Thứ tự thanh toán tiền bán tài sản kê
biên được xác định theo thứ tự ưu tiên
thanh toán là tiền cấp dưỡng; tiền lương,
tiền công lao đông; tiền bồi thường thiệt hại
tính mạng sức khỏe; tiền án phí, lệ phí; tiền
phạt, tiền tịch thu; các khoản phải trả khác
sau đó còn lại trả cho người được thi hành
án... Riêng đối với trường hợp thanh toán
tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp thì theo
quy định tại Điều 52 PLTHADS, đầu tiên
phải ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được
bảo đảm sau khi trừ các chi phí về cưỡng
chế thi hành án.
d. Các biện pháp cưỡng chế thi hành
nghĩa vụ giao vật, giao nhà và chuyển
quyền sử dụng đất
Vật phải trả theo bản án, quyết định của
toà án có thể là vật đặc định hoặc là động
sản. Vật phải trả có thể là đồ dùng sinh hoạt
trong gia đình như ti vi, tủ lạnh... máy móc,
công cụ lao động; phương tiện giao thông
như ô tô, tàu thuyền, xe máy; đồ trang sức;
các loại giấy tờ.... Biện pháp giao vật chỉ có
thể được thực hiện khi vật phải trả hiện đang
còn, do người phải thi hành án chiếm hữu.
Quyết định cưỡng chế trả vật phải được
thông báo cho các bên đương sự liên quan.
Trong trường hợp vật phải trả không còn thì
nghiªn cøu - trao ®æi
48 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007
chấp hành viên hướng dẫn các bên thỏa
thuận thanh toán giá trị của vật bằng tiền.
Nếu các bên không thỏa thuận được thì chấp
hành viên buộc người phải thi hành án trả
cho người được thi hành án số tiền tương
ứng với giá trị của vật tại thời điểm thi hành
án. Nếu vật có giá trị lớn, khó xác định thì
chấp hành viên phải lập hội đồng định giá.
Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ
giao nhà được tiến hành theo quy định tại
Điều 54 PLTHADS. Chấp hành viên phải
xác minh tài sản như thực trạng nhà phải
giao hiện đang như thế nào, có đúng như
trong bản án, quyết định đã tuyên hay
không, người phải thi hành án có chỗ ở nào
mới không, nếu có thì chỗ ở mới đó ở đâu,
như thế nào… Sau khi ra quyết định cưỡng
chế trả nhà, chấp hành viên cần tiến hành thủ
tục thông báo cho người phải thi hành án,
chính quyền địa phương, các cơ quan tham
gia vào việc cưỡng chế. Khi tổ chức cưỡng
chế, chấp hành viên phải yêu cầu người phải
thi hành án và những người khác có mặt
trong nhà ra khỏi nhà đồng thời yêu cầu họ
chuyển hết tài sản trong nhà phải ra khỏi
nhà. Nếu họ không tự nguyện thực hiện yêu
cầu của chấp hành viên thì chấp hành viên
yêu cầu lực lượng cưỡng chế kiểm kê tài sản,
đưa họ cùng tài sản ra khỏi nhà đến địa điểm
mới. Trong trường hợp người phải thi hành
án cố tình vắng mặt, từ chối nhận lại tài sản
thì chấp hành viên sẽ lập biên bản, ghi rõ
số tài sản của người phải thi hành án và
giao lại cho tổ chức, cá nhân có điều kiện
bảo quản hoặc bảo quản trong kho của cơ
quan thi hành án, sau đó thông báo cho
người phải thi hành án đến nhận.
đ. Các biện pháp cưỡng chế thi hành
nghĩa vụ buộc làm hoặc không được làm
công việc nhất định
Biện pháp cưỡng chế buộc người phải
thi hành án phải làm công việc nhất định
được quy định tại Điều 55 PLTHADS.
Trong trường hợp người phải thi hàn án
không thực hiện công việc buộc phải làm
theo bản án, quyết định của toà án mà công
việc đó có thể giao cho người khác thực
hiện thì chấp hành viên giao cho người có
điều kiện thực hiện thay. Chi phí thi hành
án sẽ do người phải thi hành án chịu. Còn
nếu công việc buộc phải làm theo bản án,
quyết định của toà án phải do chính người
phải thi hành án thực hiện thì chấp hành
viên phải thực hiện quy định tại Điều 56
PLTHADS, đó là biện pháp cưỡng chế thi
hành nghĩa vụ không làm công việc nhất
định. Trong trường hợp này, vì người phải
thi hành án không tự nguyện chấm dứt công
việc không được làm nên chấp hành viên có
thể ra quyết định xử phạt hành chính theo
quy định và ấn định cho người phải thi hành
án thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt để thực hiện. Nếu
vẫn không chấm dứt thực hiện công việc
không được làm thì chấp hành viên có
quyền đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁC
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
1. Về biện pháp cưỡng chế khấu trừ
vào tài khoản, trừ vào tiền, giấy tờ trị giá
được bằng tiền của người phải thi hành án
Tiền, tài sản, giấy tờ có giá của người
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007 49
phải thi hành án cũng có thể được gửi tại
trung tâm lưu kí, thanh toán, bù trừ chứng Khả năng này Điều 37, Điều 39
PLTHADS chưa hề dự liệu đến. Theo
chúng tôi trong thời gian tới pháp luật thi
hành án dân sự cần phải bổ sung những quy
định cụ thể về trường hợp này nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất trong công tác thi
hành án dân sự.
Ngoài ra qua Điều 37 PLTHADS, các
nhà làm luật mới chỉ nghĩ đến khả năng
người phải thi hành án gửi tiền của mình tại
cơ quan, tổ chức nào đấy mà không tính đến
khả năng dễ nhìn thấy nhất người phải thi
hành án hiện đang giữ tài sản hoặc người
phải thi hành án có doanh thu hành ngày từ
hoạt động kinh doanh của họ. Chính vì chưa
quy định nên trong thực tiễn áp dụng, khi
phát hiện ra người phải thi hành án có tài
sản đang do chính họ giữ, chấp hành viên
gặp rất nhiều khó khăn như bị người phải
thi hành án phản đối không cho cưỡng chế
(họ cho rằng chấp hành viên không có cơ sở
pháp lí để trừ tiền) hoặc nếu có trừ thì phải
tiến hành thủ tục như thế nào? Theo chúng
tôi, vì người phải thi hành án bắt buộc phải
thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên khi xác định
họ có tiền, tiền do họ đang giữ thì chấp
hành viên có quyền thu để trừ vào tiền họ
phải thi hành. Tuy nhiên pháp luật cần có
những quy định cụ thể về trường hợp này
theo hướng nếu phát hiện ra tài sản của
người phải thi hành án đang do chính họ giữ
thì chấp hành viên phải lập biên bản về hiện
trạng, số lượng, giá trị tài sản, sau đó thực
hiện việc khấu trừ.
Một vấn đề nữa trong thời gian tới pháp
luật cũng cần quy định cụ thể đó là mức
khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành
án đang gửi tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức
tín dụng..., hiện tại chưa có quy định nào về
vấn đề này. Theo nguyên tắc chung, mức
khấu trừ phải tương ứng với nghĩa vụ thi
hành án của người phải thi hành án. Tuy
nhiên trên thực tế, có thể người phải thi
hành án có tài sản gửi vào ngân hàng, tổ
chức tín dụng... nhưng nguồn lợi thu được
từ việc gửi tài sản đó là nguồn sống duy
nhất của họ và gia đình họ, ngoài ra họ
không có tài sản nào khác và không thể
trông chờ vào nguồn sống nào khác. Theo
chúng tôi, trong trường hợp này để phù hợp
với truyền thống nhân đạo của người Việt
Nam, pháp luật thi hành án nên quy định
theo hướng khi thực hiện khấu trừ, chấp
hành viên có quyền để lại một phần tài sản
đủ để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của
người phải thi hành án và gia đình.
2. Về biện pháp trừ vào thu nhập của
người phải thi hành án
Theo quy định tại Điều 40 PLTHADS
mức trừ cao nhất vào lương là 30% số tiền
nhận được hàng tháng. Quy định này chưa
linh hoạt bởi nếu người phải thi hành án có
mức thu nhập cao, bản thân họ khi đó cũng
muốn trừ ở mức cao hơn chấp hành viên
cũng không thể trừ vượt quá 30% thu nhập
của họ. Theo chúng tôi nên quy định theo
hướng tuỳ từng trường hợp cụ thể, chấp
hành viên sẽ quyết định về mức khấu trừ
miễn là đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho
nghiªn cøu - trao ®æi
50 t¹p chÝ luËt häc sè 7/2007
người phải thi hành án và những người
trong gia đình mà họ đang có nghĩa vụ nuôi
dưỡng. Mặt khác, pháp luật thi hành án
cũng nên mở rộng phạm vi tiền bị trừ, có
thể không chỉ tiền lương mà tiền trợ cấp
mất sức, tiền trợ cấp hưu trí cũng có thể bị
trừ để thanh toán nghĩa vụ nếu những khoản
tiền này có khả năng thi hành án.
3. Về biện pháp kê biên tài sản của
người phải thi hành án
Theo quy định tại khoản 5 Điều 41 khi đang kê biên tài sản của
người phải thi hành án mà xảy ra tranh chấp
thì chấp hành viên vẫn có quyền tiếp tục kê
biên tài sản đó và giải thích cho các bên
tranh chấp quyền khởi kiện ra toà theo thủ
tục tố tụng dân sự để toà xác định tài sản đó
thực sự là của ai. Nhưng nếu người có tranh
chấp về tài sản kê biên không tranh chấp
với người phải thi hành án về tài sản đó mà
họ lại muốn khởi kiện ra toà đòi lại tài sản
mà chấp hành viên đã kê biên thì trong
trường hợp này, toà án có thụ lí vụ án để
giải quyết không? Nếu có thì toà án sẽ xác
định tư cách tố tụng của cơ quan thi hành án
dân sự như thế nào? Cơ quan thi hành án bị
kiện có phải là bị đơn trong tố tụng dân sự
không? Theo chúng tôi, trong trường hợp
này cần phải quy định theo hướng nếu có
tranh chấp về tài sản kê biên thì người có
tranh chấp sẽ có quyền khiếu nại và thời
gian giải quyết khiếu nại không được quá
dài, có như vậy mới phù hợp với thực tiễn
áp dụng và bảo vệ được quyền, lợi ích của
các bên trong thi hành án dân sự.
Ngoài ra, tài sản bị cưỡng chế kê biên
nên được mở rộng thêm như chấp hành viên
có quyền kê biên cả giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, doanh thu hàng ngày của người
phải thi hành án, chứng khoán... Riêng đối
với tài sản là giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất thì pháp luật thi hành án cần tách
riêng quy định chi tiết về thủ tục kê biên và
bán đấu giá quyền sử dụng đất. Đối với
những tài sản phải thông qua thủ tục đăng
kí quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giao
dịch bảo đảm... cũng cần có những quy định
cụ thể hơn nữa để chấp hành viên thuận lợi
hơn trong việc thực thi nhiệm vụ của mình.
4. Về biện pháp cưỡng chế thi hành
nghĩa vụ giao vật
Điều 53 PLTHADS mới chỉ dự liệu về
khả năng vật phải trả theo bản án, quyết
định của toà án trên thực tế không còn mà
chưa tính đến khả năng vật phải trả vẫn còn
nhưng bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị thì
hướng giải quyết như thế nào? Theo chúng
tôi, trong trường hợp này biện pháp phù hợp
nhất vẫn là thanh toán cho nhau số tiền
tương ứng với giá trị của vật nếu vật đó đã
bị hư hỏng hoặc thanh toán giá trị chênh
lệch nếu vật đó chỉ bị giảm giá trị. Nhưng
đối với cả hai trường hợp vật phải trả không
còn hay vật phải trả còn nhưng bị hư hỏng,
giảm giá trị thì trước hết yêu cầu người phải
thi hành án tìm vật giống như thế để thay
thế. Chỉ khi nào không có vật cùng loại
hoặc người được thi hành án không chấp
nhận có vật khác thay thế thì chấp hành
viên mới sử dụng đến biện pháp thanh toán
giá trị bằng tiền./.