
Nghị định số 104/2006/NĐ-CP
Mô tả tài liệu
Nghị định số 104/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng do Chính phủ ban hành
Tóm tắt nội dung
CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU
TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1 :
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền
đối với giống cây trồng, bao gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây
trồng; trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo
hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được
bảo hộ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh giống
cây trồng tại Việt Nam;
3. Tổ chức, cá nhân là công dân các nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ quyền
đối với giống cây trồng;
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải là công dân nước có ký kết thoả thuận về bảo hộ
quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam nhưng có địa chỉ thường trú hoặc có trụ sở đăng ký
hợp pháp trên lãnh thổ của một nước có ký thoả thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Giống cây trồng" trong Nghị định này gồm cây giống hoàn chỉnh, vật liệu nhân giống, vật liệu
thu hoạch của các giống cây trồng thuộc loài cây nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sinh, các loài
nấm mới được chọn tạo hoặc được phát hiện và phát triển từ một loài cây trồng thuộc Danh mục
loài cây trồng được bảo hộ;
2. "Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng" là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng;
3. “Vật liệu nhân giống” là các bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây hoàn chỉnh
như: hạt giống, bào tử, thân, rễ, cây con, cành ghép, mắt ghép, cây ghép, sợi nấm, củ, quả, chồi,
hoa, mô, tế bào hoặc các bộ phận khác của cây;
4. “Vật liệu thu hoạch” là cây hoàn chỉnh hoặc bất cứ bộ phận nào của cây thu được từ việc gieo
trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng;
5. “Thẩm định hình thức” là việc thẩm định tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn theo quy định tại
Điều 10 Nghị định này;
6. “Thẩm định nội dung” là việc thẩm định tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và
tên gọi của giống cây trồng;
7. "Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng” là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng
theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của
cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công
chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác;
8. “Cơ quan bảo hộ giống cây trồng” trong Nghị định này là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng
đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
9. "Đại diện hợp pháp" của tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt
Nam là tổ chức, cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở
sản xuất, kinh doanh hoặc có địa chỉ thường trú tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức, cá nhân sở hữu giống cây trồng đăng ký bảo hộ uỷ quyền
bằng văn bản để thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
10. "Tác giả giống cây trồng" là người trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc chọn
tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới;
11. "Nước có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam" được hiểu là
một quốc gia bất kỳ có ký thoả thuận song phương với Việt Nam hoặc các quốc gia thuộc tổ
chức liên chính phủ trong trường hợp Việt Nam ký thoả thuận với tổ chức liên chính phủ về bảo
hộ quyền đối với giống cây trồng.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây
trồng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống
cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
b) Cấp, thu hồi, đình chỉ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng;
c) Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ; quy trình, quy phạm khảo nghiệm kỹ thuật
giống cây trồng;
d) Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hộ giống cây trồng;
đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng;
g) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo
hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi hành các biện pháp
quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.
Chương 2:
TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được quy định tại khoản 2 Điều 164 của
Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân
sách nhà nước hoặc từ dự án do nhà nước quản lý thì tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo giống
cây trồng đó thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 174 của Luật Sở hữu
trí tuệ được lập thành 03 bộ, nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
2. Đơn của tổ chức, cá nhân thuộc các nước có ký kết với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với
giống cây trồng tại khoản 2 Điều 157 của Luật Së h÷u trÝ tuÖ nhưng không có địa chỉ thường trú
hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều
174 của Luật Sở hữu trí tuệ phải có giấy tờ cần thiết đủ căn cứ xác nhận quốc tịch.
3. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân nước có thoả thuận về bảo hộ quyền đối
với giống cây trồng với Việt Nam cần có tài liệu chứng minh có địa chỉ thường trú hoặc trụ sở
đăng ký hợp pháp tại một nước có ký kết với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
Đối với đơn có đủ điều kiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 167
của Luật Sở hữu trí tuệ, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải thực hiện các thủ
tục sau:
1. Đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong tờ khai đăng ký bảo hộ theo quy định;
2. Nộp lệ phí xét hưởng quyền ưu tiên theo quy định;
3. Trong vòng ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các
tài liệu sau:
a) Bản sao có công chứng toàn bộ các tài liệu về đơn đầu tiên hoặc có xác nhận của cơ quan đã
nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
b) Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống như: bản mô tả giống,
ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận đơn theo một trong các hình thức sau:
a) Nhận trực tiếp từ người nộp đơn hoặc đại diện hợp pháp của người nộp đơn;
b) Nhận đơn qua bưu điện. Trường hợp người nộp đơn nộp đơn qua bưu điện, ngày nộp đơn được xác
định là ngày đơn đến cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
2. Khi nhận đơn, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải đóng dấu xác nhận ngày đơn đến; ghi số
đơn, vào sổ đăng ký tiếp nhận đơn; gửi 01 bộ cho người nộp đơn.
Điều 10. Thẩm định hình thức đơn
1. Thời hạn thẩm định:
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, cơ quan
bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc thẩm định hình thức của đơn.
2. Nội dung thẩm định hình thức của đơn gồm:
Kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn và tính hợp lệ của đơn theo các quy định tại Điều 174 của
Luật và các Điều 6, 7 Nghị định này.
Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ
1. Đơn không hợp lệ về hình thức:
a) Thiếu một trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 174 của Luật Së h÷u trÝ tuÖ và Điều 8
Nghị định này (đối với đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên);
b) Các tài liệu trong đơn không theo mẫu quy định hoặc thiếu các thông tin trong mẫu đăng
ký;
c) Đơn không sử dụng tiếng Việt;
d) Các tài liệu trong đơn bị tẩy xoá, rách nát hoặc mờ không đọc được;
đ) Bản sao các tài liệu không có dấu công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
e) Giống cây trồng trong đơn không thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ ban hành tại
thời điểm đăng ký bảo hộ;
g) Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp theo quy định tại Điều 164 của Luật Sở hữu
trí tuệ và Điều 6 Nghị định này.
2. Xử lý đơn không hợp lệ
a) Những đơn thuộc điểm e và g khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng từ chối đơn
đăng ký bảo hộ và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn;
b) Những đơn thuộc điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông
báo cho người nộp đơn những nội dung cần sửa chữa, bổ sung. Trong thời hạn ba mươi ngày,
kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn phải khắc phục thiếu sót trong đơn theo yêu
cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không khắc phục
hoặc khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn;
c) Thời hạn ba mươi ngày quy định tại điểm b khoản này được xác định theo dấu bưu điện nơi
nhận thông báo. Trường hợp dấu bưu điện mờ không đọc được, thời hạn này được xác định là
bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hộ giống cây trồng gửi thông báo.
Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ quy định tại Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ được
thực hiện theo trình tự sau:
1. Thẩm định tên của giống cây trồng theo Điều 13 Nghị định này;
2. Thẩm định tính mới của giống cây trồng theo Điều 14 Nghị định này;
3. Khảo nghiệm kỹ thuật để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây
trồng theo quy định tại Điều 15, 16 Nghị định này;
4. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
1. Căn cứ quy định tại Điều 163 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm
định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất với tên của giống cây trồng cùng loài
hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc
gia nào có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam. Trường hợp tên
giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng
thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định.
2. Trong thời hạn ba mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây
trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá
thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây
trồng có quyền từ chối đơn.
3. Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước
khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho
giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.
4. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên
giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối
với giống cây trồng với Việt Nam.
5. Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định
cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.
Điều 14. Thẩm định tính mới
Căn cứ Điều 159 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành thẩm định
tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ theo trình tự sau:
1. Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;
2. Xem xét, xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký
bảo hộ sau khi đơn được công bố.
Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật
Khảo nghiệm kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện
cụ thể như sau:
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng căn cứ vào điều kiện thực tế lựa chọn một trong các hình
thức khảo nghiệm kỹ thuật sau:
a) Khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan khảo nghiệm có đủ điều kiện được quy định tại Điều 16
Nghị định này thực hiện;
b) Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tiến hành thí nghiệm khảo nghiệm;
c) Sử dụng kết quả khảo nghiệm đã có do tác giả cung cấp hoặc từ các nguồn khác.
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thí nghiệm khảo nghiệm phải được thực
hiện theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định;
3. Kết quả khảo nghiệm kỹ thuật phải được hoàn thiện theo mẫu thống nhất của cơ quan bảo hộ
giống cây trồng. Tổ chức, cá nhân cung cấp kết quả khảo nghiệm quy định tại điểm c khoản 1
Điều này phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
4. Trường hợp thuộc điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu kết quả khảo nghiệm chưa thoả đáng,
người nộp đơn có quyền yêu cầu cơ quan bảo hộ giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm lại và
phải nộp phí khảo nghiệm lại theo quy định. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn
bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh yêu cầu khảo nghiệm lại;
5. Phí quy định tại khoản 4 Điều này sẽ được trả lại cho người nộp đơn trong trường hợp kết quả
khảo nghiệm lại cho thấy lý do và chứng cứ của người nộp đơn đưa ra là đúng.
Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật
Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này phải có đủ các điều
kiện sau:
1. Có địa điểm, diện tích phù hợp với quy phạm khảo nghiệm và yêu cầu cho sinh trưởng, phát
triển của từng loài cây trồng;
2. Có trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng theo quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Có hoặc có điều kiện thuê cán bộ kỹ thuật đủ trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu khảo
nghiệm.
Điều 17. Nộp mẫu giống
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp đơn thuộc đối tượng phải thực hiện khảo
nghiệm trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này phải nộp mẫu giống cho
cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật trước thời vụ gieo trồng ít nhất hai mươi ngày.
2. Người nộp đơn thuộc đối tượng nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều 15 Nghị định này không phải
nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nhưng phải nộp cho cơ quan lưu mẫu giống
giữ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Thời hạn nộp mẫu giống theo yêu cầu của cơ quan bảo
hộ giống cây trồng.
3. Việc lưu giữ mẫu giống của giống đăng ký nêu tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Mẫu giống bằng hạt được lưu giữ tại cơ quan lưu giữ mẫu giống do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chỉ định;
b) Đối với mẫu giống của các loài cây trồng sinh sản vô tính, người nộp đơn tự lưu giữ mẫu
giống và phải nêu địa điểm lưu giữ trong đơn đăng ký bảo hộ.
4. Trường hợp cần thiết, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu người nộp đơn cung
cấp mẫu giống của giống tương tự với giống đăng ký bảo hộ theo đề nghị của cơ quan khảo
nghiệm kỹ thuật nếu người nộp đơn có khả năng cung cấp.
5. Khi nhận mẫu giống, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ kiểm tra chất lượng
mẫu giống, viết phiếu xác nhận nếu mẫu giống đạt yêu cầu. Trường hợp mẫu giống không đạt
yêu cầu, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ mẫu giống có quyền yêu cầu
người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống.
6. Trong vòng hai mươi ngày, kể từ ngày nhận mẫu giống, cơ quan nhận mẫu giống phải tiến
hành kiểm nghiệm chất lượng và thông báo kết quả cho người nộp đơn. Trường hợp mẫu giống
không đủ tiêu chuẩn theo quy phạm khảo nghiệm, cơ quan nhận mẫu giống yêu cầu người nộp
đơn cung cấp lại mẫu giống. Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người
nộp đơn phải cung cấp mẫu giống đủ tiêu chuẩn.
7. Cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm bảo đảm an toàn mẫu giống. Trường hợp người
nộp đơn có các yêu cầu phù hợp, cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm giữ bí mật các
thông tin liên quan đến mẫu giống theo yêu cầu của người nộp đơn.
Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
Trong thời hạn nhận mẫu giống yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống. Trong vòng ba
mươi ngày, kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nêu tại điểm a, b
khoản 1 Điều 15 Nghị định này gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật về cơ quan bảo hộ
giống cây trồng.
Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận kết quả khảo nghiệm kỹ thuật, cơ quan bảo
hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.
2. Trường hợp khó khăn về chuyên môn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội
đồng chuyên ngành để thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật, thời gian thẩm định không quá
sáu mươi ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng chuyên ngành.
Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Nếu kết quả thẩm định khẳng định giống cây trồng đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy
định tại Điều 159, 160, 161, 162 và 163 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng
trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp bằng bảo hộ giống
cây trồng và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên
tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu không nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại
bằng văn bản về việc cấp bằng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành cấp bằng bảo hộ
giống cây trồng cho người nộp đơn và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được
công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận
được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì
phải xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 24 Nghị định này.
4. Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp một (01) bản chính, trường hợp người nộp đơn
muốn có hơn một bản thì phải đăng ký trước với cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Mẫu bằng bảo
hộ, sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ quy định tại Điều 168 của Luật Sở hữu
trí tuệ.
5. Người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí cho việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
theo quy định. Trường hợp bằng bảo hộ bị rách, hỏng, mất hoặc đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu
bằng bảo hộ giống cây trồng có thể yêu cầu cấp lại hoặc đổi và phải trả phí theo quy định.
Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
170 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành việc đình chỉ theo quy
định sau:
a) Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống
cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc xác
minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu và thông báo cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Yêu
cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo
chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời
điểm cấp bằng bảo hộ và nép phí khảo nghiệm lại (trường hợp cần thiết). Phí khảo nghiệm lại sẽ
được trả lại cho người yêu cầu nếu kết quả khảo nghiệm lại do yêu cầu của chủ bằng bảo hộ
giống cây trồng cho thấy lý do yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ là đúng;
b) Sau ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng về ý
kiến phản hồi nêu trên mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. Thời
điểm đình chỉ được xác định từ ngày quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ được công bố trên
tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
c) Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì cơ quan bảo hộ giống cây
trồng yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4
Điều 15 Nghị định này. Nếu kết quả khảo nghiệm lại do cơ quan quy định tại điểm a khoản 1
Điều 15 Nghị định này thực hiện cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc
tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục đình chỉ
như quy định tại điểm b khoản này.
2. Trường hợp khó khăn về việc quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng chuyên ngành tư vấn các vấn đề liên quan đến việc đình
chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả
khảo nghiệm lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phục hồi hoặc không phục
hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
2. Đối với giống cây trồng bị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều
170 của Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả thực tế khắc phục các lý do bị đình chỉ đối chiếu với
quy định tại khoản 5 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết
định phục hồi hoặc không phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Khi có đủ căn cứ xác định giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 171 của Luật Sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định huỷ bỏ
hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng,
sau khi xem xét đơn và ý kiến các bên liên quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết
định huỷ bỏ hoặc từ chối huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ và thông báo cho người có đơn.
Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ
Tổ chức, cá nhân khi khiếu nại về việc cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng phải
dựa vào một trong các căn cứ sau:
1. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cho rằng việc từ chối cấp bằng bảo hộ là
không đủ căn cứ pháp lý;
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp cho người không có quyền được nhận bằng bảo hộ
giống cây trồng, trừ trường hợp quyền đó được chuyển giao cho người có quyền;
3. Giống cây trồng được bảo hộ không có tính mới hoặc không có tính khác biệt;
4. Giống cây trồng được bảo hộ không có tính đồng nhất hoặc tính ổn định;
5. Tên giống cây trồng không phù hợp.
Điều 25. Đăng bạ quốc gia
Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm lập và lưu giữ sổ đăng ký quốc gia về giống cây
trồng được bảo hộ. Mọi thông tin về bằng bảo hộ giống cây trồng và những thay đổi trong thời hạn
hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng được lưu giữ vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng
được bảo hộ.
Chương 3:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ BẰNG BẢO HỘ VÀ TÁC GIẢ GIỐNG CÂY
TRỒNG
Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ
được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được thông qua việc sử dụng vật liệu nhân giống
của giống cây trồng được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ, trường hợp chủ
bằng bảo hộ có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân thì đối với vật
liệu thu hoạch của cùng giống đó, khi sử dụng, người sử dụng không phải xin phép chủ bằng bảo
hộ.
2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng với
các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời
Chủ sở hữu giống cây trồng được hưởng quyền bảo hộ tạm thời theo thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp người khác sử dụng giống cây trồng
nhằm mục đích thương mại trong thời hạn được hưởng quyền bảo hộ tạm thời, chủ sở hữu
giống cây trồng thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Để được hưởng quyền tạm thời đối với giống cây trồng, từ thời điểm được cấp bằng bảo hộ, chủ
bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền bảo hộ tạm thời và phải thực
hiện trình tự thủ tục sau:
1. Thoả thuận về mức đền bù với bên đã khai thác giống cây trồng nhằm mục đích thương mại.
2. Trường hợp không thoả thuận được, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể nộp đơn tới cơ
quan có thẩm quyền quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ để yêu cầu giải quyết. Đơn
yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ
chứng minh có đủ điều kiện hưởng quyền bảo hộ tạm thời.
Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng
Theo quy định tại Điều 190 của Luật Sở hữu trí tuệ, hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống
cây trồng, các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được
bảo hộ:
1. Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
2. Sử dụng cho nghiên cứu khoa học;
3. Các hoạt động nhằm mục đích chọn tạo các giống cây trồng khác không kể các trường hợp
như quy định tại Điều 187 và các hành vi liên quan đến giống cây trồng được quy định tại Điều
186 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 26 Nghị định này;
4. Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân
giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.
Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ có các
nghĩa vụ sau:
1. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:
a) Theo thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;
b) Trường hợp không thoả thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 30% số tiền bản quyền thu
được.
c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà
nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy
định trong quy chế nội bộ, chủ bằng bảo hộ phải trả 30% số tiền bản quyền thu được cho tác giả.
2. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng
trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên
của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
3. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống
cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của
giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây
trồng.
Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng
Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong thời hạn hiệu lực bằng
bảo hộ giống cây trồng, tác giả có nghĩa vụ duy trì giống đúng như các tính trạng mô tả tại thời
điểm cấp bằng bảo hộ theo thoả thuận với chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. 4:
CHUYỂN GIAO, CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
ĐƯỢC BẢO HỘ
Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được
bảo hộ
1. Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của
pháp luật, bên nhận chuyển nhượng phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ
giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định.
2. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận bản đăng ký hợp đồng chuyển nhượng và làm thủ
tục thông báo xác nhận quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cho bên nhận chuyển
nhượng.
Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc
sở hữu nhà nước.
1. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước phải
được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.
2. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối
với giống cây trồng được bảo hộ được thực hiện theo quy định của Nghị định số
ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo
hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội
Việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như thiên
tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử
dụng giống cây trồng được bảo hộ
Việc xác định khung giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt buộc dựa trên các căn cứ sau:
1. Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thoả thuận;
2. Trường hợp các bên không thoả thuận được, giá đền bù được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần
nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;
b) Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc khai thác bản quyền
của giống cây trồng đó tương ứng với số lượng và thời gian giống phải chuyển giao.
3. Cơ quan quyết định chuyển giao theo quy định tại Điều 35 Nghị định này, chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan thẩm định phương án đền bù cụ thể cho các trường hợp thuộc khoản 2
Điều này.
Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng
được bảo hộ
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử
dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm
nghiệp,
2. Bộ Thuỷ sản ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống
cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng thuỷ sản.
3. Bộ Y tế ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những cây trồng
được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc.
4. Các cơ quan nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phân công đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết
các thủ tục liên quan đến việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo
hộ.
Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết
định bắt buộc
1. Cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Nghị định này thông báo công khai nhu cầu về
giống, tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi và thời gian đáp ứng
mục đích chuyển giao.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chuyển giao nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền
sử dụng giống cây trồng tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định
này.
Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng bao gồm:
a) Đơn đề nghị được nhận chuyển giao, trong đơn phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển
giao bắt buộc;
b) Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
c) Tài liệu chứng minh có khả năng về mặt tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển
giao theo quy định.
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng
giống cây trồng được bảo hộ:
a) Tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và trình cấp
có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao nếu bên đề nghị nhận chuyển giao có
đủ điều kiện;
c) Trường hợp bên đề nghị nhận chuyển giao không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trước ngày
Nghị định này có hiệu lực được xử lý theo các quy định của những văn bản pháp luật về bảo hộ
giống cây trồng liên quan có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.
2. Những đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp từ ngày Nghị định này có hiệu lực được áp
dụng theo các quy định Nghị định này.
Điều 38. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định
số ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng.
Điều 39. Điều khoản thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu
phí, lệ phí, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này ./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối
cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn
thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).
1 :
Chương 2:
Chương 3:
Chương 4:
Chương 5: